Thành phần
Thuốc điều trị tiểu đường Glumeron 30 MR có chứa thành phần là:
Công dụng (Chỉ định)
Thuốc Glumeron 30 MR chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (týp 2) mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose huyết.
- Gliclazid nên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường (tiểu đường).
Cách sử dụng thuốc Glumeron 30 MR
Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống. Cần uống nguyên viên thuốc, không nhai, không nghiền viên trước khi uống.
Liều dùng
- Liều Glumeron 30 MR phải phù hợp cho từng trường hợp cụ thể và phải dựa theo lượng đường huyết của người bệnh.
- Liều khởi đầu khuyến cáo: 1 viên Glumeron 30 MR/ ngày, kể cả bệnh nhân trên 65 tuổi, điều chỉnh tăng liều nếu cần, tăng 30 mg (1 viên Glumeron 30 MR) mỗi lần điều chỉnh và theo dõi ít nhất 1 tháng trước khi điều chỉnh lần tiếp theo, trừ trường hợp đường huyết không giảm sau 2 tuần sử dụng thuốc có thể tăng liều sau 2 tuần.
- Liều thường dùng: từ 1 đến 4 viên Glumeron 30 MR (liều tối đa 120 mg), uống 1 lần duy nhất vào bữa ăn sáng. Liều dùng phụ thuộc vào đáp ứng điều trị.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
- Dùng quá liều sẽ dẫn tới những dấu hiệu hạ đường huyết như vã mồ hôi, da tái xanh, tim đập nhanh. Trường hợp nhẹ, điều trị hạ đường huyết nhẹ bằng cách uống ngay một cốc nước đường hoặc nước hoa quả có cho thêm 2 hoặc 3 thìa cà phê đường. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện lơ mơ thì phải dùng ngay dung dịch glucose 10% hoặc 30% tiêm tĩnh mạch và chuyển người bệnh đến bệnh viện.
- Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
- Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Thuốc Glumeron 30 MR chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (týp 1).
- Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy gan nặng, suy thận nặng.
- Có tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurê khác.
- Phối hợp với miconazol viên.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Thường gặp
- Thần kinh trung ương: Đau đầu.
- Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
- Da: Phát ban.
Ít gặp
- Rối loạn máu (thường hồi phục): Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu.
- Da: Phản ứng da, niêm mạc.
Hiếm gặp
- Thần kinh trung ương: Trạng thái lơ mơ, vã mồ hôi.
- Tim mạch: Tăng tần số tim.
- Da: Tái xanh.
- Tiêu hóa: Nôn, đói cồn cào.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
- Một số thuốc làm tăng tác dụng hạ đường huyết của gliclazid: Thuốc chống viêm không steroid (đặc biệt là aspirin), sulfamid kháng khuẩn, coumarin, thuốc chống đông máu, IMAO, thuốc chẹn beta, diazepam, tetracyclin, perhexillin maleat, cloramphenicol, clofibrat, miconazol viên. Uống rượu cũng có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của gliclazid.
- Một số thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của gliclazid như barbituric, corticosteroid, thuốc lợi tiểu thải muối và thuốc tránh thai uống.
Lưu ý khi sử dụng Glumeron 30 MR (Cảnh báo và thận trọng)
Thuốc Glumeron 30 MR chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (týp 1).
- Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy gan nặng, suy thận nặng.
- Có tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurê khác.
- Phối hợp với miconazol viên.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
Thận trọng khi sử dụng
- Trong khi dùng Glumeron 30 MR vẫn phải theo chế độ ăn kiêng nhằm giúp thuốc phát huy đầy đủ tác dụng. Khi dùng phối hợp với các thuốc khác có tác dụng tăng hoặc giảm tác dụng hạ đường huyết, cần phải điều chỉnh liều của gliclazid cho thích hợp. Trong trường hợp suy thận, suy gan cần phải giảm liều.
- Hạ đường huyết có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao như: suy dinh dưỡng, ăn uống thất thường, nhịn ăn hoặc thay đổi chế độ ăn uống; mất cân bằng giữa mức độ luyện tập thể dục và chế độ ăn; uống rượu (đặc biệt khi kèm với bỏ bữa ăn), dùng liều gliclazid quá cao; rối loạn nội tiết (rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến yên hoặc vỏ thượng thận); suy gan nặng hoặc suy thận nặng.
- Bệnh nhân có tiền sử gia đình hoặc được biết là có bệnh thiếu G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase): có thể xuất hiện giảm nồng độ hemoglobin và phá hủy hồng cầu.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú
- Thuốc chống chỉ định trên các đối tượng này
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây đau đầu.
Bảo quản
- Tránh sức nóng trực tiếp hoặc ánh sáng trực tiếp.
- Để xa tầm tay trẻ em.